Trading Hub 3.0 (Phần 15): Xác định các loại POI vào lệnh trong giao dịch – SMC

POI không phải là OB, đừng nhầm lẫn hai khái niệm này. Các tổ chức luôn muốn lấy đi thanh khoản bằng cách săn stoploss của retail, dựa vào việc này chúng ta có thể xác định POI có xác suất cao.

POI là gì?


Theo Trading Hub 3.0, POI hay Point of Interest là một khu vực cụ thể nơi bạn có thể chấp nhận rủi ro để vào lệnh buy và sell sau khi thị trường lấy đi thanh khoản.

Có nhiều loại POI khác nhau nhưng chúng đều hoạt động dựa trên việc lấy đi thanh khoản, nhưng làm thế nào để xác định loại thanh khoản chúng ta có thể dùng như POI?

Các loại POI


POI dạng 1: quét thanh khoản trước

Cách xác định POI dạng 1

(1) Do chưa lấy đi bất kỳ thanh khoản nào nên đây không phải là POI.

(2) + (4) Do đã quét thanh khoản trước đó nên đây trở thành POI hợp lệ, ta có thể Sell khi có xác nhận tại LTF khi giá chạm vào POI này.

(3) Vùng POI bên trên là hợp lệ vì giá quét thanh khoản trước đó, vùng bên dưới không quét thanh khoản nên giá sẽ có xu hướng đi lên chạm vào POI bên trên và ta Sell khi có xác nhận tại LTF.

(5) Vùng POI bên trên đã lấy thanh khoản nên trở thành hợp lệ, vùng POI bên dưới cũng hợp lệ do giá đã lấy đi thanh khoản ở vùng phía trên. Dù giá chạm vào POI nào ta cũng có thể vào lệnh Buy khi có xác nhận tại LTF.

(6) Vùng POI bên trên chưa lấy thanh khoản nên không hợp lệ, giá có xu hướng đi xuống vùng POI bên dưới do ở đây đã lấy đi thanh khoản trước đó.

POI dạng 2: quét thanh khoản sau

Xác định POI dạng 2

Khi thị trường sweep LQD và rút râu, cây nến rút râu đó chính là POI và ta có thể chuyển về LTF để tìm kiếm điểm vào lệnh.

Sự kiện rút râu nến chính là việc các tổ chức đi săn SL của retail (lấy thanh khoản). Bạn đọc xem lại phần 6 – IFC (nến tổ chức).

IFC hay sweep entry cũng đều là lấy đi thanh khoản giống như Single candle mitigation, xem lại phần 13 – Vào lệnh với SCM. Ta cũng set up vào lệnh tương tự như vậy.

Các loại POI khác nhau

Ví dụ cụ thể:


Ví dụ về xác định các loại POI

Hidden POI trong SMC (POI ẩn)


Hidden POI xuất hiện khi có cây nến rút râu quét thanh khoản trước đó, khoảng cách giữa hai đỉnh / đáy nến được gọi là Hidden POI. Sau khi tạo hidden POI, giá quay đầu đóng nến ở bên ngoài POI và sau đó có xu hướng quay lại khai thác POI này.

Nếu để ý, tình huống xảy ra Hidden POI giống với POI dạng 2: quét thanh khoản sau, và khá giống với IFC, tuy nhiên thay vì sử dụng cả cây nến làm POI thì ta coi phần chênh lệch giữa hai đỉnh / đáy nến tại cực trị làm POI.

Cách xác định hidden POI

Ta có thể vào lệnh khi giá rời khỏi hidden POI rồi quay lại chạm vào nó, để nâng cao khả năng thắng và thực hiện nhồi lệnh ta có thể đưa về LTF đợi xác nhận SCOB/CHoCH/Flip.

Cần lưu ý khi đặt stoploss với POI ẩn là ta nên đặt SL cách xa một chút, nếu có một POI khác ta nên đặt SL trên / dưới POI đó, vì giá có thể rút râu thêm lần nữa và tạo một POI ẩn khác. Như ở hình phía trên ta thấy giá đã rút râu như vậy hai lần.

Ví dụ về POI ẩn

Hidden POI xuất hiện ở khắp nơi trên bản đồ cấu trúc, tuy nhiên ta nên tìm nó ở những vùng dễ có khả năng vào lệnh như khu vực pullback, IDM hay khu vực HTF POI.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn