Trong phần này, chúng ta sẽ học về CHoCH, BOS và Inducement trong phương pháp Smart Money Concept (SMC).
Trước tiên chúng ta cần hiểu về Impulsive và Corrective move về mặt cấu trúc là gì.
Impulse và Correction theo cấu trúc là gì?
Khi động lượng thị trường đang bullish và tiếp tục đi lên theo hướng upside thì được gọi là Impulse move, khi giá phá qua pullback thì được gọi là Correction move.
Điều tương tự cũng áp dụng khi động lượng thị trường là bearish. Khi thị trường đang đi theo chiều hướng downside và xuất hiện pullback theo chiều upside, sau đó thị trường lại tiếp tục đẩy theo chiều hướng tiếp diễn downside, các chuyển động này lần lượt được gọi là impulse, correction và continuation.
Hãy cùng xem ví dụ sau đây:
Ví dụ về impulse và correction theo cấu trúc
Trong ví dụ trên, theo như chúng ta đã học ở phần 1 thì di chuyển A; C; E; G; I được gọi là impulse xét theo nến, cây nến B; D; H là correction xét theo nến. Di chuyển F gọi là correction lớn xét theo nến.
Tuy nhiên ở phần này chúng ta sẽ gọi di chuyển từ A lên E là một impulse xét theo cấu trúc. Và di chuyển F được gọi là correction xét theo cấu trúc.
Vậy tại sao nến B và D không được gọi là correction theo cấu trúc mà chỉ là correction theo nến? Theo SMC thì correction theo cấu trúc xuất hiện khi giá phá qua pullback đầu tiên.
Theo ví dụ trên thì chuyển động F đã quét qua đáy nến D rồi quay đầu nên F được gọi là correction xét theo cấu trúc.
Nếu như chuyển động F không quét qua đáy nến D thì F chỉ đơn thuần là correction theo nến, và cả đoạn di chuyển từ A đến I sẽ chỉ là một Single leg move.
Điều tương tự xảy ra khi động lượng thị trường đang là bearish.
Inducement (IDM) trong SMC là gì?
Khi động lượng thị trường đang bullish và đang tiếp tục đẩy theo chiều hướng upside, pullback đầu tiên bị quét qua được gọi là IDM, như vậy IDM luôn nằm ở phái bên trái của cấu trúc. Theo ví dụ trên thì đáy nến D được gọi là IDM.
IDM trong SMC là gì
Nếu chuyển động F không phá qua đáy nến D thì không được gọi là inducement (đóng nến ở trên hay dưới không quan trọng, màu nến không quan trọng).
Điều tương tự xảy ra khi động lượng thị trường là bearish.
Break of structure (BOS) trong SMC là gì?
Khi thị trường bullish, giá phá qua major high trước đó và nến đóng cửa bên trên nó thì đây gọi là BOS. Tương tự khi thị trường bearish và giá phá qua major low trước đó và đóng nến bên dưới nó thì được gọi là BOS. Nếu nến rút râu chứ không đóng nến bên trên major high hoặc bên dưới major low thì hành động đó được coi là quét thanh khoản và chúng ta nên nghĩ theo chiều hướng giao dịch ngược lại.
Trong ví dụ trên, chuyển động I vượt qua đỉnh của F và đóng nến bên trên nó, ta gọi đây là BOS.
Thị trường đang tăng giá hay giảm giá không quan trọng, trong cả hai trường hợp cần phải đóng nến hoàn chỉnh để xác nhận BOS. Nếu nến giá chỉ quét qua cấu trúc đó thì được tính là một lượt quét Thanh khoản / Stop hunt. Bây giờ tôi sẽ chỉ cho bạn một số trường hợp để bạn có thể xác định BOS hợp lệ và không hợp lệ.
Higher high và higher low là gì?
Trong điều kiện thị trường bullish, Higher high được xác nhận khi giá quét qua IDM, và higher low được xác nhận khi giá vượt qua major high tạo BOS. Điều tương tự với bearish, Lower low được xác nhận khi giá quét qua IDM, và lower high xác nhận khi giá vượt qua major low tạo BOS.
Trong ví dụ trên, đỉnh chuyển động F được gọi là higher high vì F quét qua IDM, và đáy của F được gọi là higher low vì I vượt qua đỉnh của F và đóng nến bên trên nó.
Change of Character (CHoCH) trong SMC là gì?
Change of Character là sự thay đổi đặc tính của giá từ tăng sang giảm hoặc từ giảm sang tăng. Sẽ có 2 trường hợp xác định CHoCH như sau:
Trường hợp 1: Khi thị trường đang trong xu hướng tăng và chưa chạm vào HTF POI hoặc Supply zone (vùng cung), nếu giá đảo chiều và cắt qua higher low và đóng nến bên dưới nó, higher low trở thành CHoCH. Pullback đầu tiên vẫn là IDM. Tương tự khi thị trường giảm giá.
Trong trường hợp cây nến chỉ quét thanh khoản và rút râu, ta chưa tính là CHoCH. Tuy nhiên vào thời điểm râu nến thứ hai bị vượt qua, râu nến thứ nhất trở thành CHoCH.CHoCH với râu nến
Vậy là chúng ta đã đi qua hết các khái niệm về CHoCH, BOS, IDM. Đây đều là những yếu tố quan trọng trong việc xác định bản đồ cấu trúc thị trường của phương pháp SMC Trading Hub 3.0.
Bạn cần phải hiểu rõ từng yếu tố một cách cẩn thận và bình tĩnh vì khi bạn hiểu rõ được bản đồ cấu trúc thì những điều còn lại sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. Sau đây là các ví dụ thực tế về xác định bản đồ cấu trúc.
Các ví dụ cụ thể:
Ví dụ về CHoCH chạm vào POI
Lưu ý: Change of Character sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nếu nó chạm vào vùng demand zone hoặc supply zone (POI).
Bonus: Fake CHoCH
Sau khi phá vỡ cấu trúc tạo BOS, pullback đầu tiên bị phá vỡ ở LTF có xác suất cao là CHoCH giả. Các CHoCH xuất hiện sau Fake CHoCH đều có khả năng là CHoCH xịn. Fake CHoCH sẽ được đề cập kỹ hơn trong phần 14 của chuỗi bài viết này.
Đăng nhận xét