Trading Hub 3.0 (Phần 5): Order Block (OB) là gì và cách vào lệnh – True SMC

Order Block (OB) là nơi các Smart Trader vào lệnh Buy hoặc Sell. Order Block là phần quan trọng trong phương pháp Smart Money Concept (SMC).

Trong phần này, chúng ta sẽ học Order Block là gì? Order Block đã khai thác là gì? Cách xác định Order Block và nên sử dụng Order Block ở đâu?

Order Block trong SMC là gì?


Order Block là cây nến bán cuối cùng trước khi tăng giá trong một xu hướng tăng (không quan trọng màu nến), chúng ta có thể chấp nhận rủi ro đặt một lệnh mua bằng cách xác định một OB đánh dấu một động lượng tăng giá, nếu sau đó giá quay lại chạm vào OB đó (ta gọi là khai thác) thì có thể đặt một lệnh Buy tại đó.

Tương tự với xu hướng giảm, khi giá phá vỡ cấu trúc, bạn có thể nói là BOS, CHoCH, chúng ta phải xác định OB là cây nến mua cuối cùng trước khi giảm giá. Để entry, chúng ta cần đợi cho giá quay lại khai thác OB đó và vào lệnh theo plan.

Xác định OB là một việc thú vị và rất quan trọng, có rất nhiều OB xuất hiện trong một chuyển động của giá và chúng ta cần xác định OB nào hợp lệ và OB nào không hợp lệ.

Cách xác định Order Block


Theo tài liệu Trading Hub 3.0, để đánh dấu bất cứ Bullish/ Bearish Order Block nào, phải có Imbalance và giá quét đỉnh đáy cây nến trước đó (quét thanh khoản) để xác nhận Order Block.

Lưu ý: Order Block đến từ Order Flow, do đó nếu OF bị khai thác thì thị trường sẽ không cần thiết phải khai thác OB nữa. Nếu toàn bộ OF đã bị khai thác thì ta tập trung vào tìm OB chưa khai thác.

Bullish Order Block


Trong một xu hướng tăng, cây nến cuối cùng quét qua đáy của cây nến trước đó trước khi tăng giá và tạo Imbalance được gọi là Order Block.

OB và IMB đi với nhau cho xác suất thắng cao.

Khi giá quay lại khai thác OB chúng ta có thể vào lệnh Buy tại LTF.

Khi giá quét thanh khoản nhưng không tạo IMB, chúng ta có thể tìm kiếm OB tại các cây nến tiếp theo, cây nến đầu tiên tạo IMB sẽ được gọi là OB.

Bullish Order Block (hình 1)
Bullish Order Block (hình 2)

Bearish Order Block


Trong một xu hướng giảm, cây nến quét qua đỉnh của cây nến trước đó và tạo Imbalance được gọi là Order Block.

Khi giá quay lại khai thác OB, chúng ta có thể vào lệnh Sell ở LTF.

Bearish Order Block (hình 1)
Bearish Order Block (hình 2)

Order Block hình thành ở đỉnh hoặc đáy được gọi là Extreme Order Block.

Nếu OB đã được khai thác chúng ta gọi đó là OB không hợp lệ và không sử dụng nữa.

Giá thường phản ứng từ các OB ở vùng giá quyết định hoặc Extreme OB. Extreme OB cho xác suất cao hơn các OB thông thường.

Trong trường hợp OB không có IMB hợp lệ, ta có thể lấy râu nến làm OB miễn là râu nến đó chưa bị khai thác.

Chọn râu nến làm untimigated OB

Những OB nằm trong OF sẽ cho xác suất cao hơn OB không thuộc OF.

Lưu ý: Ở tài liệu Trading Hub 2.0, định nghĩa OB không cần quét thanh khoản cây nến trước đó mà chỉ cần tạo IMB, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc set up vào lệnh.

Ví dụ về Order Block


Giờ bạn có thể hiểu rõ hơn rằng mọi thứ thực sự hoạt động như thế nào trong Order Block, để đánh dấu OB cần có IMB thích hợp và quét thanh khoản.

Hãy cùng xem các ví dụ thực tế dưới đây để hiểu rõ hơn về OB.

Ví dụ về Bullish OB
Ví dụ về Bearish OB

Lưu ý: Nên vào lệnh theo xu hướng chính của thị trường, không nên đánh dấu OB để vào lệnh cả 2 chiều. Khi thị trường bullish, chỉ tìm lệnh buy và khi thị trường bearish chỉ tìm lệnh sell.

Order Block không phải là SMC, Order Block chỉ là phiên bản tinh gọn của Order Flow mà chúng ta có thể ra quyết định buy hoặc sell với xác suất cao. Nếu giá chạm vào OF và cho tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn, chúng ta vẫn có thể vào lệnh với OF mà không cần đợi OB.

Vào lệnh với Order Block


Cách vào lệnh với OB dựa trên thanh khoản

Ta có thể vào lệnh trực tiếp khi giá quay lại khai thác OB theo 3 kịch bản sau:

 - Cách 1: Nếu giá phá vỡ cấu trúc (BOS) và không quét thanh khoản trước đó, ta cần chờ giá quay lại phá qua IDM rồi khai thác OB để vào lệnh.

 - Cách 2: Nếu giá quét thanh khoản trước đó, ta có thể vào lệnh ngay khi giá quay lại khai thác OB mà không cần chờ IDM.

 - Cách 3: Nếu giá tạo Order Block rút râu quét thanh khoản cây nến trước đó, sau đó quét thanh khoản phía dưới ta có thể vào lệnh khi giá khai thác OB mà không cần có IDM.
Vào lệnh với OB cách 1 có IDM
Vào lệnh với OB cách 2 quét thanh khoản không có IDM
Vào lệnh với OB cách 3: lấy thanh khoản sau không có IDM


So với OF thì vào lệnh tại OB sẽ có xác xuất thấp hơn. Nếu OB nằm trong OF đã khai thác, giá có thể sẽ không về khai thác OB đó nữa.

Trong ví dụ dưới đây, OB đầu tiên và thứ hai nằm trong OF đã bị khai thác nên giá chỉ quay về khai thác OB thứ ba rồi đi xuống luôn.


Để đảm bảo tỷ lệ thắng và RR cao, chúng ta nên chuyển về LTF để vào lệnh với set up SCOB, bạn đọc vui lòng đọc phần 10 của chuỗi bài viết này.

Trong các phần tiếp theo của tài liệu Trading Hub 3.0 này chúng ta sẽ thảo luận về các mẫu entry chi tiết hơn.


Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn