IFC là gì?
Theo SMC Trading Hub 3.0, IFC – Institutional Funding Candle là cây nến tổ chức phá qua bất kỳ đỉnh hoặc đáy chính nào và lấy đi toàn bộ thanh khoản (màu nến không quan trọng).
IFC trong SMC
Về cơ bản thì IFC Candle đã vượt qua tất cả các điểm stoploss chính và sau đó phản ứng từ đỉnh / đáy để đảo chiều (có thể gọi là stop hunt hoặc sweep liquidity / entry).
IFC phá qua major low hoặc high trước đó và đóng nến trên hoặc dưới để tìm kiếm sự đảo chiều. Chúng ta thường sẽ nhìn thấy dạng nến này ở trên đỉnh hoặc đáy của cấu trúc.
Vào lệnh với IFC
Khi nhìn thấy IFC quét thanh khoản bạn có thể chờ đợi xác nhận tại LTF để Buy hoặc Sell, bạn đọc có thể học đến phần CHoCH entry, Flip Entry và SCOB, SCM để có thể giao dịch tại khung thời gian nhỏ.
Hoặc tại khung thời gian lớn HTF có thể coi IFC là một OB có đầy đủ IMB, khi giá quay lại khai thác OB này ta có thể vào lệnh mà không cần đợi IDM.
Bullish IFC
Cụ thể, khi thị trường đang trong xu hướng tăng và giá quay lại quét qua major low trước đó (hoặc IDM) và tạo IFC, chúng ta có thể Buy tại cây nến rút râu và chuyển động đó gọi là single leg move – di chuyển 1 chân.
Cây nến rút râu là IFC
Do cây nến rút râu và quét thanh khoản nên ta có thể coi IFC là một Order Block. Do đó chúng ta cũng có thể tìm kiếm lệnh Buy khi giá quay đầu và chạm vào cây nến IFC nếu có xác nhận tại LTF.
Vào lệnh Buy khi giá quay đầu chạm IFC
Nếu giá quay đầu chạm vào IFC nhưng không tạo IMB thì sao? Trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng râu nến làm Demand zone (vùng cầu), phần thân nến bên trên sẽ trở thành IMB và khi giá quay lại chạm vào râu nến chúng ta có thể vào lệnh Buy nếu xác nhận LTF.
Râu nến trở thành POI
Lưu ý: Khi thị trường bullish, chúng ta tìm kiếm lệnh Buy như trên, nếu IFC hình thành trên đỉnh và gợi ý cho lệnh Sell, chúng ta chỉ nên Sell ngắn hạn, không nên chống lại xu hướng thị trường.
Bearish IFC
Tương tự trong xu hướng giảm, khi giá quét qua major high trước đó (hoặc IDM) và tạo IFC, chúng ta có thể Sell tại cây nến IFC nếu có IMB.
Vào lệnh sell tại IFC khi có IMB
Khi không xuất hiện IMB, chúng ta sử dụng râu nến làm POI, vùng thân nến trở thành IMB. Chúng ta Sell khi giá quay đầu chạm vào râu nến nếu có xác nhận tại LTF.
Sell tại râu nến khi không có IMB
Nếu như phần râu nến IFC bị khai thác bởi cây nến tiếp theo, chúng ta phải chuyển việc đánh dấu IFC sang các cây nến tiếp theo cho đến khi xuất hiện IMB, và IFC không bị khai thác bởi cây nến sau đó.
Cây nến tiếp theo trở thành IFC
Ví dụ thực tế về Institutional Funding Candle:
Ví dụ về IFC
Trong một Impulse move, sẽ có thể xuất hiện nhiều IFC, chúng ta nên ưu tiên IFC xuất hiện tại major high hoặc low và hạn chế đánh dấu IFC tại internal structure (cấu trúc nội bộ).
Đăng nhận xét